Điều kiện tự nhiên thị xã Ngã Năm
Ngã
Năm nằm ở phía Tây, thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng.
Theo
Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc thành
lập huyện Ngã Năm trên cơ sở chia tác huyện Thạnh Trị. Từ ngày 01 tháng 01 năm
2004 huyện Ngã Năm chính thức đi vào hoạt động.
Qua
một thập kỷ nỗ lực, đồng lòng chung sức xây dựng và phát triển Ngã Năm của
chính quyền và nhân dân đến cuối năm 2013 huyện Ngã Năm được Chính phủ ban
hành Nghị quyết 133 về việc thành lập thị xã Ngã Năm. Và thị xã Ngã Năm
chính thức đi vào hoạt động vào ngày 07 tháng 5 năm 2014.
Thị
xã Ngã Năm có địa giới hành chính:
+ Phía Đông giáp huyện
Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng;
+
Phía Tây giáp huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu;
+
Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng;
+ Phía Bắc giáp huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu
Giang.
Bản đồ hành chính huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc
Trăng
Trên
địa bàn thị xã có hệ thống giao thông thủy bộ kết
nối thuận lợi với các trung tâm đô thị trong vùng, đặc biệt là tuyến giao thông
đường thủy, bộ quốc gia như kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng
Hiệp, riêng đường thủy nội địa thị trấn Ngã Năm nằm ngay tâm điểm của 5 nhánh
sông tỏa đi khắp nơi trong, ngoài tỉnh như: Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và các huyện của tỉnh Sóc Trăng, v.v… là điều kiện
thuận lợi cho thị xã Ngã Năm đẩy mạnh giao thương,
thúc đẩy phát triển sản xuất một cách toàn diện nền kinh tế trong thời gian
tới. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sóc Trăng xác định thị xã Ngã
Năm là trọng điểm kinh tế phía Tây của tỉnh Sóc Trăng.
Với
vị trí địa lý nêu trên, Ngã Năm hoàn toàn có cơ hội để tập trung đẩy mạnh phát
triển thương mại, du lịch, công nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất nông nghiệp sinh
thái đô thị.
Ngã
Năm có địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, nếu xét chi tiết Ngã Năm có
thể chia thành hai khu vực địa hình có độ sâu ngập và thời gian ngập tương đối
khác biệt nhau:
Khu
vực I: khoảng
1/2 diện tích thuộc phần đất phía Đông của huyện theo hướng huyện Mỹ Tú. Đây là
vùng thấp theo mặt bằng chung của huyện, bao gồm các xã: Tân Long, Long Tân
(nay là phường 2), Long Bình và thị trấn Ngã Năm (nay là phường 1) có độ ngập
sâu từ 60 - 100 cm, thời gian kéo dài khoảng 3 đến 3,5 tháng.
Khu
vực II: Khoảng 1/2 diện tích
thuộc phần đất phía Tây của huyện theo hướng tỉnh Bạc Liêu. Đây là vùng cao
theo mặt bằng chung của huyện, có độ sâu ngập từ 30 - 60 cm, thời gian ngập kéo
dài khoảng 2 đến 2,5 tháng, bao gồm các xã: Mỹ Bình, Mỹ Quới, Vĩnh Quới, Vĩnh
Biên (nay là phường 3). Tình hình ngập sâu ở khu vực này không đồng đều. Một số
ít diện tích các xã Vĩnh Quới, phường 3 và Mỹ Quới có độ sâu ngập nhiều hơn và
thời gian ngập cũng lâu hơn so với toàn khu vực.
Thị
xã Ngã Năm nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu nhiệt đới gió
mùa cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ
không khí trung bình hàng năm 26,8oC. Độ ẩm không khí trung bình 83
- 84%. Trong năm, khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân 1.840
mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mùa mưa lượng mưa chiếm
trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Trên địa bàn huyện có 02 hướng gió chính: gió
mùa Tây Nam vào mùa mưa, gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, tốc độ gió trung bình
khoảng 3,9 m/s.
Chế
độ thủy văn của Ngã Năm chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ thống kênh Quản
Lộ - Phụng Hiệp, thông qua hệ thống kênh trục và kênh đồng. Từ khi hệ thống
ngọt hóa bán đảo Cà Mau hoàn thành,hướng thoát
nước hiện nay chủ yếu theo hướng ra vịnh Thái Lan. Do phường 1 ít bị ảnh
hưởng của thủy triều. Mực nước cao nhất ở phường 1 theo kinh nghiệm người dân
địa phương là +0,7m . Kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp có chiều rộng trung bình 30-40m
và sâu 5-7m, tại phường dòng chảy vẫn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
, nhưng biên độ nhỏ ( 0,2 - 0,4m ).
Toàn
bộ diện tích đất trên địa bàn thị xã đều có nước ngọt quanh năm, sự thay đổi
môi trường từ sinh thái ngập mặn sang sinh thái được ngọt hóa đã làm chuyển
biến đáng kể ngành nông nghiệp của thị xã trong những năm qua.
Với
vị trí của thị xã Ngã Năm nằm ở cuối nguồn sông Hậu thuộc hệ thống sông Cửu
Long kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp… và nằm sâu trong đất liền nên chế độ thủy văn
tương đối ổn định, ảnh hưởng không đáng kể đến sản xuất nông nghiệp.
Với
điều kiện khí hậu thời tiết, thủy văn như trên cơ bản thuận lợi cho việc bố trí
sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt thuận lợi cho việc nuôi trồng và khai
thác thủy sản nước ngọt. Tuy nhiên, những biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn
ra, nhất là vấn đề nước biển dâng sẽ tác động đến vùng ven sông, riêng Ngã Năm
có địa hình thuộc vùng trũng của tỉnh Sóc Trăng. Việc kiên cố hóa hệ thống đê
bao theo hướng khép kín, tưới tiêu chủ động cần được đặt ra trong thời kỳ tới.
*
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên:
-
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên đất đai:
Tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện Ngã Năm là 24.224,35 ha, chiếm khoảng 7,3% diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đất nông nghiệp là 21.775,22
ha, chiếm 89,6% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 2.449,13 ha,
chiếm 10,4%; Ngã Năm không có đất chưa sử dụng.
Đất
ở Ngã Năm có 03 nhóm chính:
Một
là, nhóm đất phèn:
bao gồm 02 loại đất chính - đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn đọng mùn và đất phèn
hoạt động nhiễm mặn đọng mùn.
Đất
phèn tiềm tàng nhiễm mặn đọng mùn được phân bố tại các khu vực tương đối trũng
như xã Long Bình, phường 3 và một phần của xã Vĩnh Quới hướng về phía tỉnh Bạc
Liêu song song với kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp.
Đất
phèn hoạt động nhiễm mặn đọng mùn được phân bố rải rác tại các xã, phường trên
địa bàn thị xã, tập trung nhiều nhất ở các xã Tân Long, phường 1, phường 2 và
phường 3.
Hai
là, nhóm đất mặn: Ngã Năm
là vùng đất ngập mặn đã được ngọt hóa. Diễn biến của đất mặn tương đối đa dạng
dẫn đến ranh giới mặn, diện tích các đơn vị đất mặn ít, mặn trung bình hay mặn
nhiều thường thay đổi theo mùa vụ và qua các năm. Nhóm đất mặn bao gồm 03 loại:
Loại
1 là, đất
mặn ít: nhìn chung loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa, hoa mùa, cây ăn
trái, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Ngoài ra còn có thể phát triển
nuôi trồng thủy sản. Tập trung nhiều ở các xã Tân Long, phường 2.
Loại
2 là,
đất mặn trung bình: loại này thích hợp cho trồng lúa, nuôi trồng thủy sản,… tập
trung nhiều ở phường 1, phường 3, Vĩnh Quới,…
Loại
3 là,
đất mặn nhiều: tập trung nhiều ở xã Mỹ Quới, Tân Long và một phần ở xã Mỹ Bình.
Loại đất này thích hợp cho trồng lúa đặc sản chất lượng cao, tuy nhiên cần quan
tâm đến vấn đề thủy lợi, hệ thống ngăn mặn có hiệu quả để cây trồng mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Ba
là, nhóm đất nhân
tác: trong quá trình canh tác của con người và sự tác động của cơ giới hóa đã
hình thành lên nhóm đất nhân tác, chủ yếu là thổ canh, thổ cư, đất vườn đã được
lên líp. Nhóm đất nhân tác có thuận lợi là khắc phục được nhiều hạn chế đối với
sự sinh trưởng phát triển của cây trồng như mặn, phèn và ngập úng. Hầu hết loại
đất này được sử dụng đa dạng trong việc trồng lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn
trái và nuôi trồng thủy sản (ao, mương). Nhóm đất này được phân bố rộng rãi
trên khắp huyện.
Tình
hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Ngã Năm trong thời gian qua nhìn chung
theo xu hướng giảm dần diện tích đất nông nghiệp và tăng diện tích đất phi nông
nghiệp. Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở và đất chuyên dùng tăng còn
đất trồng lúa, trồng cây lâu năm giảm. Tài nguyên đất đai của thị xã từng bước
được khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Phần lớn diện
tích đất nông nghiệp đã được đầu tư thâm canh, nâng cao mức thu nhập trên một
đơn vị diện tích sản xuất. Đồng thời, đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, tăng khối lượng các loại sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao.
Tuy
nhiên, chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng, quá trình luân chuyển đất trên địa bàn
diễn ra tương đối chậm và mang tính chất ổn định. Trong đó đất trồng cây hàng
năm thì đất trồng lúa chiếm hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp. Trong thời
gian tới, do yêu cầu phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp - xây
dựng, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và quá trình đô thị hóa nâng cấp huyện
đạt tiêu chuẩn đô thị loại III,… nên nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn đòi hỏi
việc sử dụng đất đai phải được cân đối hợp lý và hiệu quả trên cơ sở đảm bảo ổn
định diện tích đất trồng lúa cho năng suất cao.
-
Lợi thế tiềm năng về tài nguyên nước:
Một
là, Tài nguyên nước
mặt (bao gồm nước từ các sông rạch và nước mưa):
Nguồn
nước từ sông Hậu được dẫn qua hệ thống kênh, rạch và các công trình ngọt hóa
khép kín như hệ thống kênh Phụng Hiệp là nguồn nước mặt chính phục vụ sản xuất
và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, một số xã của huyện giáp ranh với tỉnh
Bạc Liêu thường bị nước mặn xâm nhập vào một số ngày của tháng 3,4 hàng năm làm
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, lượng
mưa hàng năm cũng là nguồn nước ngọt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
phục vụ sinh hoạt của nhân dân.
Phường
1 nằm hai bên bờ kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp nên chịu ảnh hưởng của biển Đông
thông qua sông Hậu, mỗi ngày có hai lần triều lên và xuống, mực nước triều cao
nhất khoảng 0,8 - 0,9m. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch chằng chịt. Hệ thống kênh rạch tạo nguồn cơ bản hoàn chỉnh với mật
độ kênh khá cao; hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo đủ nước tưới cho hai vụ
lúa chính.
Hai là, Tài nguyên
nước ngầm:
Tầng nước ngầm phổ biến ở huyện có độ sâu từ 70 - 130 m,
là nước ngầm có áp, trữ lượng lớn và chất lượng khá tốt, không bị nhiễm mặn, có
hàm lượng kim loại nặng thấp. Tuy nhiên, nước có mùi tanh; một số mẫu bị ô
nhiễm khoáng nhẹ. Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá, nguồn nước sạch quan
trọng phục vụ cho sinh hoạt và công nghiệp chế biến. Cần có các biện pháp để
khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nước ngầm, tránh khai thác lạm dụng bừa
bãi ở tầng quá nông. Đặc biệt là cần phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn
nước ngầm không để xảy ra ô nhiễm.
Minh Thái