MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG CÔ XUÂN
Trước kia gia đình tôi làm mắm để dành ăn trong nhà, dịp lễ Tết hay giỗ chạp mới lấy ra tiếp đãi người thân bạn bè. Hồi nhỏ, mẹ tôi thường làm mắm để dành ăn khi trên đồng khô hạn không còn cá tươi. Lúc mẹ làm tôi cũng có để ý và làm phụ nên biết cách làm. Hồi đó làm mắm cá lóc, cá lòng tong, cá sặc, cá rô….

        Giờ tôi cũng làm theo cách truyền thống đó. Vì mắm làm ngon nên rất được nhiều người khen ngợi. Sau đó, gia đình tôi được bà con ủng hộ nên đã làm với số lượng lớn và đem bán, nghề làm mắm đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình tôi. Tuy nhiên, càng về sau có nhiều cơ sở mắm nổi tiếng như mắm cô 8 Thôi, Kim Ly, Biển… nên bị canh tranh rất cao và từ đó số lượng mắm bán ra dần dần ít lại. Vì vậy, gia đình tôi đã quyết định tìm hiểu và thử làm loại mắm mới đó là mắm cá rô không xương.

       Để làm được những mẻ mắm ngon yếu tố tạo nên sự khác biệt ở đây chính là nguyên liệu và bí quyết ủ mắmMùa làm mắm nơi đây bắt đầu vào mùa nước nổi, tức khoảng tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm lượng cá nhiều, cá mềm và ngon. Đến khi con nước rút dần, lượng cá không còn nhiều, người dân chuẩn bị vào vụ lúa mới cũng là lúc kết thúc mùa làm mắm cá rô đồng không xương. Cũng như nhiều loại mắm khác, mắm cá rô không xương được làm từ sản vật của vùng sông nước, được làm từ 100% con cá rô đồng, khi thành phẩm cho ra đúng với tên gọi của nó là không xương. Bởi tất cả xương cá đều đã mềm đi trong quá trình ướp gia vị và ủ trước khi thành phẩm. Mắm cá rô không xương được làm từ con cá rô đồng, loại cá vừa lớn (không quá nhỏ cũng không quá to) có thịt rất ngon và ngọt. Cũng như cách làm các loại mắm khác, đầu tiên là cắt đầu, móc ruột rồi thả vào ngâm trong nước muối loãng. Theo kinh nghiệm của gia đình cho muối vào nước lã, quậy đều, sau đó cho vài hột cơm nguội vào để thử nồng độ muối. Khi thấy hột cơm đã nổi trên mặt nước… là được. Ngâm khoảng chừng một tiếng đồng hồ thì vớt ra để cá lên rổ cho ráo nước. Tiếp theo là muối cá, cho cá vào khạp da bò, hay hủ sành, một lớp muối hột với những lát khóm xắt khoanh thì một lớp cá, cứ như vậy cho đến trên cùng là lớp muối sống, phía trên cắt miếng mê rổ cho vừa khít miệng lu, khạp, hủ… Dùng dọc dừa chẻ khúc cài cứng, cho cá bị nén chặt xuống đáy, rồi đập nắp kín lại. Chừng hơn một tháng sau khi muối cá, giở nắp khạp, hủ ra, phía trên nước muối có nhiều giòi trắng nổi phía trên là muối cá thành công. Sau đó, lấy cá ra để vào rổ để ráo nước. Khi cá ráo, tẩm từng con cá vào thính, rượu trắng. Khoảng một tháng sau khi thính, thì dùng khóm để cả vỏ đập dập vắt lấy nước rồi lược sạch để chao mắm. Cá chao xong cho vào hủ, khạp khác đã được rửa sạch, phơi khô. Xong, cũng chèn, cài thật cứng như lúc thính. Khoảng 3- 4 tháng sau khi chao cá, mắm có mùi thơm là có thể dùng được. Gia đình tôi đã trộn sẳn đường, bột ngọt, riềng, tỏi, ớt nên người mua về có thể ăn ngay, không cần chế biến lại, có thể ăn kèm với thịt luộc, chuối chát, khóm, rau thơm,…

    * Thông tin liên hệ:

    - Hộ kinh doanh Lê Thị Xuân. 

    - Địa chỉ: ấp Long An, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng


Phòng Kinh tế thị xã
  • Ngã Năm họp Ban chỉ đạo xóa nhà tạm nhà dột nát báo cáo tiến độ thực hiện trên địa bàn (28/02/2025)
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 30
  • Hôm nay: 1124
  • Trong tuần: 4 515
  • Tất cả: 1878271
Bình Chọn
Khả năng đáp ứng thông tin của Website
  • Bình chọn Xem kết quả
     
    CỔNG THÔNG TIN ĐIÊN TỬ THỊ XÃ NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG
    Địa Chỉ: Khóm 3, Phường 1, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
    Điện Thoại: 02993 869906 - Fax: 02993 869940 - Email: thixann.huyennn@soctrang.gov.vn
    Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử thị xã Ngã Năm" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.