-
Khoảng 3 năm nay, trên thị trường gạo và tại các hội chợ xúc tiến tỉnh Sóc Trăng xuất hiện một loại gạo có màu trắng đục như sữa, được khách hàng ưa chuộng. Loại gạo ấy có tên gọi là Gạo sữa An Cư và chủ nhân của loại gạo độc đáo này chính là nông dân Trần Văn Cư ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm.
-
TRÀ MÃNG CẦU CẨM THIỀU
Nhiều năm qua Ngã Năm đã trỡ thành một vùng chuyên canh trồng mãng cầu xiêm với diện tích lên tới 235ha tập trung nhiều ở xã Vĩnh Quới TX. Ngã Năm, Tỉnh Sóc Trăng. Nhận thấy tác hại của việc dùng thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều người nông dân dần ý thức hơn trong việc canh tác trồng mãng cầu xiêm, họ đã chuyển dần sang canh tác theo hướng bềnh vững hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật và chuyển dần sang các loại phân hữu cơ sinh học.
-
MẬT ONG HOA TRÀM HAI NHỰT
Ông Nguyễn Minh Nhựt là người dân quê hương ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nghề nuôi ong lấy mật là nguyện vọng mơ ước, mong đợi từ hàng chục năm về trước, vì lúc đó tôi xem trên ti vi chương trình có giới thiệu một mô hình nuôi ong lấy mật xóa được đói, giảm được nghèo cho nhiều hộ dân ở miền Trung, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, rủi ro thấp, lại có thu nhập thường xuyên, phù hợp với hướng phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã ta.
-
MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG NĂM TRÍ
Ẩm thực Sóc Trăng nổi tiếng với món ăn khá phong phú và đa dạng. Đặc sản Sóc Trăng được du khách biết đến như: bánh Pía, lạp xưởng, bún nước lèo... và nơi đây cũng có nhiều loại mắm được chế biến từ những loại cá của từng địa phương, mang đậm chất thôn quê như mắm cá lóc, cá sặc, tép….Nhưng với mắm cá rô không xương ở Ngã Năm được trộn sẵn sẽ làm chúng ta có một món ăn không thể nào quên khi về nơi đây.
-
BÁNH MÃNG CẦU GAI
Thị xã Ngã Năm là vùng đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi với nhiều đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, trong đó đặc biệt là sản phẩm Bánh mãng cầu gai. Cũng như gia đình khác, gia đình tôi sống ở vùng nông thôn.
-
BÁNH TRÁNG BÒ PÍA NHỰT KHANH
Ta thường nghe mọi người gọi là loại bánh tráng mỏng làm từ bột mì là “Bò pía” Cái tên này nghe là lạ vần điệu hay nhưng ít ai hiểu được ý nghĩa cũng như xuất xứ loại bánh này. Không ít ai hiểu được ý nghĩa cũng như xuất xứ loại bánh này. Không ít người lần đầu nghe qua từ “Bò Pía” còn nghĩ rằng loại bánh này liền quan đến con bò hoặc làm từ sữa bò.
-
NƯỚC MẮM CÁ ĐỒNG - TƯ QUANG
Trong các loại nước chấm hiện nay, nước chấm công nghiệp đang khá phổ biến. Tuy vậy, đâu đó ở miền Tây Nam Bộ vẫn còn duy trì nghề làm nước mắm từ cá đồng truyền thống. Không ít người yêu thích sử dụng loại nước mắm này trong bữa ăn vì hương vị đậm đà.
-
MẮM CÁ LÓC ĐỒNG QUÊ
Mắm cá Lóc có thể ăn sống chỉ cần xé ra miếng vừa ăn, trộn với chút chanh, thêm ít đường, ít tỏi và ớt rồi trộn đều lên cho vừa ăn là được. Với mùi thơm đặc trưng của mắm, vị ngọt của đường cùng với vị chua của chanh hoà quyện với vị cay của tỏi ớt, tạo cho ta có cảm giác thèm ăn. Mắm cá Lóc cũng được chế biến thành nhiều món ăn hấp hẫn khác như: nấu bún mắm, mắm chưng thịt hột vịt, mắm chiên,...
-
MẮM CHUA CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG - BIỂN
Từ lâu rồi Sóc Trăng nói chung và thị xã Ngã Năm nói riêng nổi tiếng với lĩnh vực ẩm thực khá phong phú đa dạng. Đến Ngã Năm du khách được biết đến với các đặc sản như: Chợ nổi Ngã Năm, trà mãng cầu, bún nước lèo, các loại mắm được chế biến từ những loại cá mang đậm chất thôn quê như mắm cá lóc, cá sặc, cá rô, tép... Nhưng khi nhắc đến mắm cá rô không xương thì thương hiệu mắm Biển sẽ làm người tiêu dùng không thể nào quên khi về nơi đây
-
MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG CÔ XUÂN
Trước kia gia đình tôi làm mắm để dành ăn trong nhà, dịp lễ Tết hay giỗ chạp mới lấy ra tiếp đãi người thân bạn bè. Hồi nhỏ, mẹ tôi thường làm mắm để dành ăn khi trên đồng khô hạn không còn cá tươi. Lúc mẹ làm tôi cũng có để ý và làm phụ nên biết cách làm. Hồi đó làm mắm cá lóc, cá lòng tong, cá sặc, cá rô….